Ba hành tinh con người có thể sinh sống trong tương lai

Hình minh họa ba hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn siêu mát cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, nó được phát hiện bởi kính thiên văn Trappist tại Đài thiên văn ESO’s La Silla.

Ba hành tinh này được phát hiện có những nhiệt độ thích hợp để con người có thể sinh sống như trên Trái Đất. Theo các nhà nghiên cứu, chúng quay quanh một ngôi sao cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, ngôi sao này mát và tối hơn mặt trời của chúng ta rất nhiều.

Những hành tinh này lớn cỡ như Trái Đất. Một hành tinh ấm hơn Trái Đất bốn lần, một hành tinh ấm hơn hai lần, và một hành tinh lạnh hơn Trái Đất. Nhưng tất cả chúng vẫn có thể có những nơi mà nước tồn tại ở dạng lỏng – các nhà khoa học đánh giá đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sự sống giống như đã từng diễn ra trên Trái Đất.

Ngôi sao trung tâm là một sao lùn siêu mát thuộc chòm sao Bảo Bình, nó nhỏ hơn mặt trời khoảng tám lần và mát hơn rất nhiều. Điều này giúp chúng ta dễ dàng phát hiện ra sự sống tiềm năng trên các hành tinh xoay quanh nó hơn. Ngược lại, với những ngôi sao sáng hơn, các tín hiệu đến từ các hành tinh xoay quanh có thể bị ánh sáng của nó lấn át.

Bức hình này biểu thị tỷ lệ kích thước giữa mặt trời và ngôi sao lùn siêu mát TRAPPIST -1. Ngôi sao mờ này chỉ có đường kính bằng khoảng 11 phần trăm đường kính của mặt trời và có màu đỏ sậm hơn. (Nguồn: Đài thiên văn Nam châu Âu)
“Những hành tinh này rất gần, và ngôi sao trung tâm của chúng quá nhỏ, chúng ta có thể nghiên cứu khí quyển và thành phần của chúng, và trong tương lai gần trong thời đại của chúng ta, có thể đánh giá khả năng liệu chúng có thực sự là một nơi có thể sống hay không”, theo Julien de Wit thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đồng tác giả của nghiên cứu của này phát biểu trong một thông cáo báo chí của MIT.

“Tất cả những điều trên có thể đạt được và nằm trong khả năng hiện nay. Đây là một thành công lớn trong lĩnh vực này”, bà nói.

Nhưng việc tìm kiếm xung quanh những ngôi sao như vậy cũng đi kèm những rủi ro đầu tư, vì nó đòi hỏi các thiết bị và máy dò đặc biệt.

Các tác giả chính của nghiên cứu này, Michael Gillon và Emmanuel Jehin của Đại học Liège, đã chấp nhận rủi ro và xây dựng kính thiên văn TRAPPIST (kính thiên văn nhỏ quan sát các tiểu hành tinh và hiện tượng một hành tinh đi ngang qua một hành tinh khác) ở Chile để quan sát 60 ngôi sao nhỏ siêu mát ở gần trái đất.

Hình minh họa ba hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn siêu mát cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, nó được phát hiện bởi kính thiên văn Trappist tại Đài thiên văn ESO’s La Silla.

“Kính thiên văn này không quan sát 100.000 ngôi sao cùng một lúc, như kính thiên văn không gian Kepler”, de Wit cho biết. “Bạn chỉ tập trung vào một vài ngôi sao trong mỗi thời điểm. Và một trong những quan sát đã đem lại kết quả”.

Các nhà khoa học đã xác định rằng các hành tinh này có thể không có hiện tượng thủy triều, có nghĩa là chúng luôn hướng một mặt duy nhất về ngôi sao của chúng, giống như mặt trăng luôn hướng một mặt của nó về phía Trái Đất. Điều đó có nghĩa là một nửa hành tinh luôn luôn là ngày và nửa còn lại luôn là ban đêm. Các hành tinh gần ngôi sao này hơn có thể rất nóng ở phía mặt ban ngày của chúng, nhưng có thể có một “khu vực có thể sống”, nơi có nhiệt độ vừa phải. Hành tinh thứ ba có thể hoàn toàn nằm trong phạm vi có thể sinh sống.

“Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu xem có thể sinh sống trên các hành tinh này không”, de Wit cho biết. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu loại khí quyển của chúng, và sau đó sẽ tìm kiếm các chỉ dấu sinh học cho biết các dấu hiệu của sự sống”.

Hình minh họa bề mặt một trong ba hành tinh quay quanh ngôi sao lùn siêu mát cách Trái Đất chỉ 40 năm ánh sáng, nó được phát hiện bởi kính thiên văn Trappist tại Đài quan sát ESO’s La Silla.
Bản đồ này biểu thị các ngôi sao mà mắt thường có thể nhìn thấy vào đêm tối không có mây. Các ngôi sao này nằm trong chòm sao rộng lớn Bảo Bình (Biểu tượng Người mang nước). Vị trí của ngôi sao lùn siêu mát, mờ và đỏ đậm Trappist-1 được đánh dấu như trong bản đồ. Mặc dù nó tương đối gần với mặt trời, nhưng nó rất mờ và không thể nhìn thấy bằng các kính thiên văn nhỏ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *