Phỏng vấn Alan Gauld – học giả nổi bật về hiện tượng siêu tâm linh

Carlos Alvarado: Ông có thể đề cập tới vài dự án hiện tại của mình không?

Chuyên mục Khoa học huyền bí khám phá những nghiên cứu và các báo cáo khoa học liên quan tới các hiện tượng và các lý thuyết đang thách thức sự hiểu biết của con người. Chúng tôi đi sâu vào các ý tưởng có tính kích thích trí tưởng tượng và mở ra các khả năng mới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi về các chủ đề đôi khi còn được tranh luận này qua mục bình luận (comment) phía dưới bài viết.

Tiến sĩ Alan Gauld là một giáo sư ngành tâm lý học đã nghỉ hưu của Đại học Nottingham. Ông từng tốt nghiệp Đại học Harvard và là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực cận tâm lý học với những bài luận về nhiều chủ đề, một vài trong số đó là cuộc sống sau khi chết, yêu tinh và lịch sử của ngành nghiên cứu tâm linh.

Về chủ đề lịch sử của ngành nghiên cứu tâm linh, ông là tác giả của cuốn sách “Những nhà sáng lập ngành nghiên cứu tâm linh” (xuất bản năm 1968), một cuốn sách đã gây ảnh hưởng đối với tôi (tác giả bài viết), và cho đến ngày hôm nay tôi vẫn cho đó là tác phẩm nghị luận xuất sắc nhất về các công trình nghiên cứu thuở đầu của Hội Nghiên cứu Tâm linh (SPR), một tổ chức có trụ sở tại Luân Đôn. Các nghiên cứu đó được thực hiện bởi những thành viên của hội như Frederic W.H. Myers và Edmund Gurney.

Mặc dù tôi đã trao đổi qua thư với tiến sĩ Gauld trước đó, nhưng tôi nghĩ lần đầu tiên tôi gặp ông là tại một hội nghị được SPR tổ chức tại Bournemouth, Anh vào năm 1994. Đó là một cuộc gặp gỡ tuyệt vời với một con người mà những công trình của ông khiến tôi rất ngưỡng mộ và dõi theo trong nhiều năm. Trong mười năm qua, khi tôi bắt đầu viết về các khía cạnh lịch sử của hiện tượng phân ly và thôi miên nói chung, tôi đã có cơ hội trích dẫn nhiều lần nội dung của cuốn “Lịch sử của ” (xuất bản năm 1992) của Gauld, một cuốn sách cũng giống như những cuốn sách khác của ông, đã trở thành mẫu mực.

Tôi: Ông đã trở nên quan tâm tới lĩnh vực cận tâm lý học như thế nào?

Alan Gauld: Theo những gì tôi còn nhớ, mối quan tâm của tôi dành cho những điều thuộc về tâm linh bắt đầu khi tôi khoảng 6 tuổi.

Nó bắt nguồn không phải từ sự yêu thích khoa học, triết học hay tôn giáo ngay từ thuở nhỏ của tôi, mà gần như chắc chắn là từ lần xem một bộ phim hoạt hình thời đầu của Walt Disney trong đó chú chuột Mickey và những người bạn của mình, trong vai những người đi săn ma, đã bị một nhóm “những con ma cô độc” trêu ghẹo khi chúng muốn đùa nghịch cho vui.

Có lẽ do bị kích thích bởi những con ma láu lỉnh này (theo như tôi nhớ, những trò khôi hài của chúng cũng thỉnh thoảng xuất hiện trong truyện tranh “Mickey Mouse Weekly”), nên không lâu sau đó, tôi và vài người bạn tầm tuổi tôi đã đánh liều tới một tòa nhà lân cận mà bị đồn là có ma. Đó là một nơi khá rộng, vẫn đang được xây dựng, và chuyến thăm của tôi kết thúc sau khi tôi trèo vài bước lên giàn giáo, ngã xuống và bị thương ở đầu.

Tuy chuyến đi tìm hiểu tâm linh đầu tiên của tôi đã kết thúc một cách không được đường hoàng nhưng nó không làm dập tắt sự quan tâm của tôi dành cho chủ đề này, mặc dù trong những năm chiến tranh tiếp sau sự quan tâm đó bị sao nhãng phần nào đó bởi những cuộc dội bom của quân Đức vào Luân Đôn, nước Anh [quê hương Alan Gauld].

Sau chiến tranh, mối quan tâm đó của tôi nổi lên trở lại với sự nghiêm túc hơn và được động viên bởi thực tế là mẹ tôi cũng là người quan tâm đến những vấn đề như vậy từ lâu (và bà cũng có chút danh tiếng nhờ sở hữu những khả năng “tâm linh”). Theo đó, trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, tôi đã tìm thấy và đọc nhiều cuốn sách cả cũ lẫn mới về chủ đề này. Tôi đã đề xuất (thành công) trước hội tranh luận của trường học về chủ đề “có tồn tại ma quỷ”, và duy trì mối quan tâm của mình trong suốt thời gian tại ngũ. Trong tuần đầu tiên tại Cambridge vào năm 1952, tôi đã tìm đến thư ký của hội SPR Đại học Cambridge và đăng ký gia nhập.

Tư cách hội viên SPR đã khiến sự tham gia của tôi dành cho chủ đề này có một sự khác biệt lớn cả về mức độ và tính chất. SPR Đại học Cambridge (được thành lập vào năm 1906, nhưng buồn thay đã không còn) đã tổ chức các thí nghiệm, nghiên cứu và sắp xếp các buổi thuyết giảng đều đặn bởi các nhà nghiên cứu tâm linh danh tiếng, mà nhiều người trong số họ (một vài người sống ở Cambridge) tôi có quen biết.

Mối quan tâm của tôi lớn lên khi tôi trải qua một số sự việc khá kỳ lạ diễn ra tại một ngôi nhà cũ có bầu không khí lạ lùng gần Sudbury (ngoại ô London) lúc đang thực hiện một trong những cuộc điều tra trong năm học thứ nhất. Tôi đã viết về vụ việc này trên tạp chí sinh viên có tên Varsity. Trong suốt vài năm tiếp theo, tôi đã bắt gặp nhiều hiện tượng lạ lùng khác cùng với Hội chính của SPR, và bị thuyết phục rằng ở đây có những vấn đề không dễ được lý giải bởi bất kỳ cách giải thích thông thường nào.

Vào thời điểm tôi rời Cambridge để tới Đại học Nottingham vào năm 1962, tôi đã trở thành một thành viên Hội đồng của SPR.

Tôi: Những mối quan tâm chính của ông trong lĩnh vực này là gì và ông đã đóng góp như thế nào cho sự phát triển của nó?

Alan Gauld: Tôi đã từng làm việc qua với phần lớn các khía cạnh của ngành cận tâm lý học, nhưng mối quan tâm chính của tôi là những trường hợp tự phát, và những vấn đề về đồng cốt tinh thần và thân thể.

Các tác phẩm của tôi thường là bày tỏ quan điểm lịch sử, mặc dù tôi đã cố gắng mang những phần thích hợp của chúng vào những vấn đề hiện tại. Nhưng còn về những đóng góp của tôi (nếu có) tới sự phát triển của lĩnh vực này, tôi gần như không thể đánh giá được.

Có lẽ, dù các tác phẩm của tôi còn những khiếm khuyết, nhưng tôi đã làm những việc có tính đột phá. Theo tôi được biết, tôi là người đầu tiên nghiên cữu kỹ lưỡng, phân loại và khai thác thư từ, nhật ký, tài liệu của nhà nghiên cứu tâm linh Frederic W.H. Myers (lúc đó chúng nắm trong tay cháu gái của ông ấy), tôi cũng là người đầu tiên viết một bài luận mà trên thực tế là một chuyên khảo ngắn về hiện tượng linh hồn nhập vào người dự gọi hồn, và cũng là người đầu tiên áp dụng phân tích cụm đối với một tập hợp lớn các trường hợp về hồn ma và yêu tinh.

Tôi cũng phần nào đi sâu nghiên cứu về những vụ việc lịch sử và các tác giả ngày xưa ít được biết tới nhưng đáng để khai thác lại. Tôi rất say sưa với những công việc này, nhưng về việc chúng có đóng góp ý nghĩa như thế nào và tới đâu đối với sự phát triển của lĩnh vực cận tâm lý học thì tôi không dám nói.

Carlos Alvarado: Tại sao ông nghĩ cận tâm lý học quan trọng?

Alan Gauld: Tôi phải thú nhận rằng tôi chưa bao giờ lo lắng quá nhiều về tầm quan trọng chung của cận tâm lý học. Hầu như tôi chỉ tự hỏi là hiện tượng cận tâm lý học này, hiện tượng cận tâm lý học kia hay hiện tượng cận tâm lý học nào đó khác có thú vị không và nó có thu hút tôi không?

Tôi chưa bao giờ lo lắng quá nhiều về tầm quan trọng chung của cận tâm lý học.

Theo những gì tôi nhớ, tôi đã bị mê hoặc (có thể quá mức) bởi tất cả các thể loại – quá nhiều thể loại – bí ẩn, không phải nói tới những bí ẩn siêu hình tuyệt đối không thể giải đáp, mà là những bí ẩn mà dù là liên quan tới lịch sử, tội phạm, sinh vật bí ẩn, thiên văn, vũ trụ, cổ sinh vật, khảo cổ hay bất kỳ thứ gì thì có vẻ như ít nhất cũng có khả năng giải thích nó bằng những bằng chứng hay những nghiên cứu thực tế thêm nữa.

Đó chỉ là suy nghĩ của tôi. Và tất nhiên, trong những bí ẩn đủ loại này, những bí ẩn về cận tâm lý học chiếm một vị trí nổi bật.

Như tôi đã nói trước đó, tất nhiên tôi tin rằng trong số những hiện tượng cùng được quy về lĩnh vực “cận tâm lý học” một cách chung chung, có những hiện tượng mà những bằng chứng về nó không dễ gì bị bác bỏ bởi bất kỳ sự giải thích thông thường đơn giản nào – đây là điều khiến chúng trở nên cực kỳ hấp dẫn và có thể mang những ý nghĩa quan trọng.

Nhưng trước khi một người có thể đánh giá đúng đắn tầm quan trọng thực sự của chúng, họ cần phải biết thật nhiều hơn nữa về bản chất, nguyên nhân và nguồn gốc của chúng so với những gì đã được khám phá hiện nay. Ví dụ, người ta thường tuyên bố hoặc cho rằng nếu hiện tượng “tâm linh” thực sự tồn tại, nó sẽ nằm ngoài phạm vi của những giải thích vật lý và theo đó quan điểm thế giới “duy vật” tuyệt đối có thể bị từ chối chấp nhận. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên khái niệm vật lý bản thân nó rất khó định rõ hay đưa ra giới hạn và nó đã thay đổi rất nhiều trong những thế kỷ qua khi mà vật lý học vẫn luôn phát triển. Vật lý học ngày hôm nay có vẻ đang thai nghén một sự thay đổi hơn nữa sắp xảy đến. Chúng ta có thể cảm nhận về nó, tuy nhiên chưa thể xác định chính xác sức ảnh hưởng của nó.

Dưới những hoàn cảnh này, liệu chúng ta có thể thực sự khẳng định với một sự tự tin mạnh mẽ nào đó rằng khoa học vật lý hay một ngành khoa học bắt nguồn từ khoa học vật lý hiện nay có thể không bao giờ bao quát được một cách thỏa đáng lĩnh vực cận tâm lý học? Thật thú vị khi nghiên cứu về những vấn đề này, nhưng vẫn còn sớm để tuyên bố về ý nghĩa quan trọng lớn nhất, căn bản nhất của nó.

Tôi: Dưới góc nhìn của ông, đâu là vấn đề chính trong cận tâm lý học với tư cách là một lĩnh vực khoa học?

Alan Gauld: Trong những vấn đề của nó thì một vấn đề quan trọng là sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cái gọi là “chủ nghĩa duy khoa học” bên trong và xung quanh tầng lớp học giả có địa vị cao.

“Chủ nghĩa duy khoa học” có nguồn gốc từ niềm tin cương quyết cho rằng các khái niệm và phương pháp khoa học chính thống, đặc biệt là khoa học vật lý, đang hoặc sẽ trở nên đủ khả năng để có thể luận giải tất cả các vấn đề về kiến thức tự nhiên và triết lý của khoa học.

Đã không hiếm những lần chủ nghĩa này được thấy có liên kết với chủ nghĩa thế tục chống tôn giáo mạnh mẽ.

Trong những vấn đề của nó thì một vấn đề quan trọng là sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cái gọi là “chủ nghĩa duy khoa học” bên trong và xung quanh tầng lớp học giả có địa vị cao.

Những người ủng hộ chủ nghĩa duy khoa học – những người thường không dè dặt trong việc bày tỏ ý kiến của mình, có khuynh hướng giữ một thái độ tương đối thù địch đối với cận tâm lý học, mặc dù thông thường họ không có bất kỳ hiểu biết cặn kẽ nào về chủ đề này.

Có lẽ họ hoài nghi cận tâm lý học đem đến hy vọng và sự an ủi cho những tín đồ tôn giáo đang bị lừa dối. Hay có lẽ thực sự họ sợ hãi (một cách sai lầm – theo quan điểm của tôi) rằng nếu các hiện tượng cận tâm lý học hoá ra là có thật, thế giới quan duy vật được sùng bái của họ sẽ nhất định bị đánh chìm.

Không rõ vì lý do gì, những người ủng hộ chủ nghĩa duy khoa học hay những người có thiên hướng đó, có vẻ khá thường xuyên có được những vị trí mà nhờ đó họ có thể gây khó khăn cho những người muốn nghiên cứu cận tâm lý học. Họ nằm trong các uỷ ban trao quyết định trợ cấp nghiên cứu và cung cấp chỗ làm cho sinh viên nghiên cứu, họ ở trong các ban bổ nhiệm, các ban biên tập của các nhà xuất bản học thuật, và nằm trong số những chuyên gia được những nhà xuất bản học thuật hàng đầu thăm hỏi ý kiến.

Và, nếu có cơ may nào đó một tạp chí học thuật danh tiếng hiện nay xuất bản một bài viết trình bày chi tiết những kết quả tích cực rõ ràng của một thí nghiệm cận tâm lý học, nó sẽ không tránh khỏi con mắt của những thế lực chống đối muốn tấn công hội đồng vào các tác giả theo một cách thức gợi liên tưởng tới một số hành động tự quản có tổ chức (dù tôi chắc chắn là bất công).

Những người nghĩ tới việc ứng tuyển vào một vị trí học thuật trong khoa tâm lý học hay thậm chí là khoa triết học có thể cần phải giữ im mọi sự quan tâm mà họ dành cho cận tâm lý học. Những người trưởng khoa, bất kể quan điểm cá nhân của họ là gì, có lẽ sẽ cảm thấy sợ hãi nếu khoa của mình được biết là ủng hộ hay giúp đỡ lĩnh vực cận tâm lý học, họ có thể đánh mất sự chiếu cố từ các hội đồng tài trợ quan trọng.

Quá khứ không phải lúc nào cũng tệ như thế. Tôi nhớ lại trải nghiệm của tôi với các khoa tâm lý học của các trường đại học những năm 1950. Mặc dù tôi không bao giờ che dấu sự quan tâm dành cho cận tâm lý học, và thực sự đã đề nghị những lựa chọn đặc biệt cho năm học cuối, và đã giám sát các dự án thực tế về lĩnh vực cận tâm lý học và thôi miên trong năm đó, nhưng theo trí nhớ của mình, tôi đã không phải đối mặt với bất kỳ sự chống đối đáng sợ nào (tất nhiên, không kể đến việc thi thoảng có những trêu đùa dành cho tôi).

Tôi nhớ khi tác phẩm đồ sộ “Sổ tay Cận tâm lý học” của Benjamin Wolman được xuất bản (bởi một nhà xuất bản học thuật có uy tín) vào thập niên 70, chắc là vậy, có lẽ là năm 1977, tôi đã có cảm giác rằng cận tâm lý học có lẽ sẽ sớm “trở thành” một môn học thuật.

Tôi nhớ khi tác phẩm đồ sộ “Sổ tay Cận tâm lý học” của Benjamin Wolman được xuất bản (bởi một nhà xuất bản học thuật có uy tín) vào thập niên 70, chắc là vậy, có lẽ là năm 1977, tôi đã có cảm giác rằng cận tâm lý học có lẽ sẽ sớm “trở thành” một môn học thuật.

Vào thời gian đó, có khá nhiều các nhà cận tâm lý học danh tiếng ở các khoa đại học và các tổ chức tương tự. Tiền bạc có vẻ như luôn sẵn sàng để tài trợ cho các nghiên cứu sinh Tiến sĩ về cận tâm lý học (tôi từng được chủ động tiếp cận bởi một người đại diện của một cơ quan tài trợ hàng đầu nước Anh, người đó đã nói với tôi rằng họ thấy vui khi xem xét những đơn xin từ những nghiên cứu sinh như vậy).

Những công trình thú vị đã được tiến hành. Ian Stevenson và Charles Honorton đã làm tốt những chương trình nghiên cứu đột phá của họ.

Nhưng còn bây giờ? Mọi thứ không còn tốt như vậy, dù không phải toàn bộ đều xấu. Vẫn còn những người trẻ quan tâm đến cận tâm lý học, một số đang học tại các trường đại học. Nhưng rõ ràng thứ cần thiết nhất hiện nay là tiền bạc để truyền sinh khí trở lại và duy trì lĩnh vực này.

Trong thời kỳ đầu, lĩnh vực này được hỗ trợ rất nhiều bởi những cá nhân giàu có và được giáo dục tốt, những người chính họ cũng dành nhiều tâm trí vào những công trình đang được thực hiện lúc đó. Về sau này, một số ít các cá nhân rất giàu có đã giúp đỡ với kinh phí tài trợ đáng kể, chủ yếu là dành cho các nhà điều tra, nghiên cứu đặc biệt.

Nhưng giờ đây, trong thời điểm khó khăn này khi mà rất ít tiền trợ cấp của chính phủ có thể được cấp cho những dự án không mang lại lợi ích bầu cử, chúng tôi thắc mắc rằng: Những tỉ phú hữu hảo ngày nay đang ở đâu?.

Những tỉ phú hữu hảo ngày nay đang ở đâu?

Tôi có ít kinh nghiệm về các tỉ phú, nhưng tôi không thể tưởng tượng được việc nhiều người trong số họ hiện nay có thể đầu tư cho những hạng mục kinh doanh mà nếu không phải ở thế giới bên kia, chắc chắn không phải ở thế giới này. Do đó chúng tôi phải tự mình chủ động tìm các quỹ tài trợ, tìm kiếm hỗ trợ cho các hội liên quan, đánh thức sự quan tâm ở những nơi có thể, và giữ cho lĩnh vực này ở trạng thái hoạt động, cho đến khi những thời cơ tốt hơn xuất hiện hoặc khi chúng tôi có thể tạo ra được những thời cơ đó.

Carlos Alvarado: Ông có thể đề cập tới vài dự án hiện tại của mình không?

Alan Gauld: Vào lúc này tôi đang cố gắng tiếp tục thực hiện một dự án mà tôi đã làm cách đây ít năm những phải tạm dừng vì những công việc khác. Nó liên quan đến việc xem xét những cuộc điều tra thuở đầu về đồng cốt tinh thần.

Tác giả bài viết – Carlos S.Alvarado nhận bằng tiến sĩ tâm lý từ Đại học Edinburgh, bằng thạc sĩ khoa học về cận tâm lý học tại Đại học John F.Kennedy và bằng thạc sĩ ngành lịch sử tại Đại học Duke. Các công trình của ông tập trung vào nghiên cứu khảo sát (về trải nghiệm rời khỏi thể xác và các trải nghiệm tâm linh khác) và các nghiên cứu về lịch sử của ngành nghiên cứu tâm linh. Alvarado là một thành viên nghiên cứu tại Quỹ Cận tâm lý học (Parapsychology Foundation) và khoa nghiên cứu bán thời gian tại Đại học Sofia (trước đây là Viện Tâm lý học Siêu thể).

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *