Giả thuyết bí ẩn về “công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh”

Ánh sáng của KIC 8462852 không chỉ có những khoảng tối xuất hiện rồi mất đi trong những năm được kính Kepler quan sát, mà nó cũng không ngừng tối mờ đi một cách nhanh chóng.

Chuyên mục Khoa học huyền bí của Việt Đại Kỷ Nguyên khám phá những nghiên cứu và các báo cáo khoa học liên quan tới các hiện tượng và các lý thuyết đang thách thức sự hiểu biết của con người. Chúng tôi đi sâu vào các ý tưởng có tính kích thích trí tưởng tượng và mở ra các khả năng mới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi về các chủ đề đôi khi còn được tranh luận này qua mục bình luận (comment) phía dưới bài viết.

Kính thiên văn không gian Kepler có nhiệm vụ tìm kiếm những thay đổi trong ánh sáng phát ra từ khoảng 150.000 ngôi sao. Ý tưởng này là nhằm phát hiện bóng của các vật thể bay quanh chúng, mà những cái bóng đó thường thể hiện dưới dạng các vùng tối trong ánh sáng phát ra từ các ngôi sao.

KIC 8462852, một ngôi sao đặc biệt cách Trái Đất khoảng 1500 năm ánh sáng, được phát hiện là phát ra ánh sáng có các khoảng tối với hình thức bất thường, điều này gợi ý rằng có một đám vật thể quay quanh nó. Năm ngoái, Jason Wright, một nhà thiên văn của Đại học Bang Pennsylvania (PSU), đã đưa ra giả thuyết cho rằng những vật thể tạo ra các khoảng tối có thể là một tập hợp các cấu trúc khổng lồ của người ngoài hành tinh.

“Dù người ngoài hành tinh chỉ nên là giả thuyết cuối cùng để bạn xét tới, nhưng những vật thể này có vẻ là thứ mà bạn sẽ nghĩ rằng chúng là do một nền văn minh ngoài Trái Đất xây dựng”, ông nói với tạp chí The Atlantic. Một giả thuyết khác cho rằng đó là một đám sao chổi mặc dù các hoàn cảnh tạo nên kịch bản đó cũng cực kỳ bất thường. Các nhà khoa học vẫn đang bị bối rối bởi hình thức kỳ lạ của các khoảng tối này.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa qua, nhà thiên văn học Ben Montet của Học viên Công nghệ California (Caltech) và Joshua Simon của Viện Carnegie đã gửi một báo cáo khoa học tới Hội Thiên văn Hoa Kỳ với việc quan sát thấy hiện tượng giảm độ sáng kỳ lạ trong ánh sáng phát ra từ KIC 8462852.

Ánh sáng của KIC 8462852 không chỉ có những khoảng tối xuất hiện rồi mất đi trong những năm được kính Kepler quan sát, mà nó cũng không ngừng tối mờ đi một cách nhanh chóng.

“Không một hiện tượng tinh tú nào được biết đến hoặc được đề xuất có thể giải thích đầy đủ tất cả các khía cạnh của dạng ánh sáng quan sát được”, họ viết. “Chúng tôi đã xem xét liệu việc suy giảm nhanh chóng độ sáng có thể được gây ra bởi một đám vật chất bay quanh ngôi sao không. Và chúng tôi phát hiện thấy rằng trong khi một đám vật chất như vậy có thể lẩn tránh bị dò tìm bởi các quan sát ở bước sóng dưới mi-li-mét, thì việc xâm nhập vào quỹ đạo xung quanh ngôi sao này và thời gian ở trong đó không thể được giải thích bởi một mô hình đám vật chất đơn giản. Hơn nữa, mô hình này không thể giải thích việc ánh sáng bị tối dần trong một thời gian dài được quan sát”.

Kính mời quý độc giả ghé thăm chuyên mục Khoa học huyền bí của Việt Đại kỷ nguyên và đăng ký nhận email để tiếp tục khám phá các bí ẩn cổ xưa và các đột phá mới của khoa học.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *